16. Biết tự tin vào chính mình
Trong bất kỳ tình huống nào, hãy đừng đánh mất sự tự tin. Nếu không có niềm tin vào chính bản thân mình, bạn sẽ không làm được gì cả. Cuộc sống chỉ bế tắc thật sự nơi sự tự tin không còn nữa.
Chúng ta từng hiểu rõ triết lý giản dị: "Mất tiền, bạn có thể kiếm lại được tiền, mất sức khỏe bạn vẫn có thể phục hồi được sức khỏe, mất danh dự bạn có thể khôi phục được danh dự nếu có thời gian và lòng quyết tâm, mất niềm tin bạn vẫn có thể tìm lại được niềm tin bằng tình cảm của con người. Và bạn có thể sẽ mất tất cả khi bạn buông xuôi và không còn tin vào mình nữa".
Trong bất kỳ tình huống nào, hãy đừng đánh mất sự tự tin. Nếu không có niềm tin vào chính bản thân mình, bạn sẽ không làm được gì cả. Cuộc sống chỉ bế tắc thật sự nơi sự tự tin không còn nữa.
Chúng ta từng hiểu rõ triết lý giản dị: "Mất tiền, bạn có thể kiếm lại được tiền, mất sức khỏe bạn vẫn có thể phục hồi được sức khỏe, mất danh dự bạn có thể khôi phục được danh dự nếu có thời gian và lòng quyết tâm, mất niềm tin bạn vẫn có thể tìm lại được niềm tin bằng tình cảm của con người. Và bạn có thể sẽ mất tất cả khi bạn buông xuôi và không còn tin vào mình nữa".
***
Năm 1972, Steve Blass được đánh giá là một trong những cầu thủ chơi giỏi nhất cho giải thi đấu bóng chày quốc gia. Một năm sau, anh từ giã sự nghiệp này. Anh có bị chấn thương không? Hòan tòan không. Điều gì đã khiến anh đi đến quyết định như thế? Chỉ có một: Steve Blass đã đánh mất sự tự tin của mình. Khi ở đỉnh cao của sự nghiệp, Blass lo sợ sẽ có một ngày mọi chuyện trở nên xấu đi, đó là khi anh không còn là cầu thủ trụ cột nữa. Quả nhiên chúng đến thật. Anh không còn được coi là cầu thủ chính trong giải thi đấu. Blass buồn bã nói: "Khi sự tự tin ra đi, có thể nó sẽ ra đi mãi mãi".
Để có khả năng làm bất cứ điều gì, bạn phải luôn vững tin rằng mình có thể làm được điều đó. Việc tin vào chính mình cũng quan trọng như chuyện bạn làm được việc vậy. Người ta vẫn thường nói: "Dù tin mình có khả năng hay không có khả năng, trong cả hai trường hợp bạn đều đúng".
**
Đối với mọi lứa tuổi và mọi thành phần xã hội, có một niềm tin vững chắc vào năng lực bản thân sẽ làm tăng khả năng thành công và mức độ hài lòng về cuộc sống. Khi đó, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống, trong gia đình cũng như trong công việc.
Đối với mọi lứa tuổi và mọi thành phần xã hội, có một niềm tin vững chắc vào năng lực bản thân sẽ làm tăng khả năng thành công và mức độ hài lòng về cuộc sống. Khi đó, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống, trong gia đình cũng như trong công việc.
- Myers & Dienner -
17. Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt
Tin vào bản thân có nghĩa là nghĩ mình có khả năng chứ không phải nghĩ người khác thấp đi hoặc nghĩ rằng mình không bao giờ mắc sai lầm. Đừng cho rằng mình tài giỏi nên không cần phải học hỏi người khác hoặc sẽ không bao giờ bị chỉ trích.
***
Cách đây không lâu, một người rất giàu ra tranh cử thống đốc tại một bang miền Nam nước Mỹ. Ông không thích nghe theo lời hướng dẫn của người khác mà quyết định làm theo cách của mình. Trước đây, ông đã rất thành công nhờ tự thân vận động, vì thế bây giờ ông nghĩ rằng sẽ chẳng ai có thể dạy ông điều gì nữa bởi ông đã biết mọi thứ ông cần rồi.
Điểm đáng nói là niềm tin này dẫn đến hai hệ quả. Thứ nhất, mọi người cho rằng ông là một người tự mãn, khó chịu và ông không xứng đáng để họ đặt hết niềm tin. Thứ hai, trong một cuộc tranh luận được phát sóng trực tiếp trên tòan bang, ông đã không thể trả lời câu hỏi về việc thông qua ngân sách của bang. Điều này khiến người ta cảm thấy hình ảnh tự đắc của ông chỉ là chiếc mặt nạ giả che đậy một sự thật - là ông không có năng lực như ông đã cố tình thể hiện. Dĩ nhiên, người đàn ông này đã không trở thành thống đốc hay thượng nghị sĩ hay bất cứ chức vụ nào khác mà ông tranh cử.
Điểm đáng nói là niềm tin này dẫn đến hai hệ quả. Thứ nhất, mọi người cho rằng ông là một người tự mãn, khó chịu và ông không xứng đáng để họ đặt hết niềm tin. Thứ hai, trong một cuộc tranh luận được phát sóng trực tiếp trên tòan bang, ông đã không thể trả lời câu hỏi về việc thông qua ngân sách của bang. Điều này khiến người ta cảm thấy hình ảnh tự đắc của ông chỉ là chiếc mặt nạ giả che đậy một sự thật - là ông không có năng lực như ông đã cố tình thể hiện. Dĩ nhiên, người đàn ông này đã không trở thành thống đốc hay thượng nghị sĩ hay bất cứ chức vụ nào khác mà ông tranh cử.
Ông vẫn luôn tuyên bố rằng mình đã quá giỏi nên không cần phải lắng nghe và học hỏi thêm điều gì nữa. Trong khi đó mọi người lại nói rằng ông ta chỉ thiếu đúng hai yếu tố đó.
- Botwin, Buss & Shaceford -
18. Đôi khi, đừng nên đối mặt với khó khăn thử thách một mình
Đôi khi có những rắc rối tưởng chừng như không thể giải quyết được. Chúng ta ai cũng có nhu cầu chia sẻ những khó khăn của mình với người khác, có thể đó là những người thường quan tâm đến chúng ta nhất hoặc đó là những người đã từng gặp phải những rắc rối tương tự. Có những việc tự mình giải quyết sẽ mang lại kết quả tốt nhưng đôi khi sẽ càng làm cho vấn đề khó khăn và phức tạp hơn. Nếu cùng chia sẻ với nhau, chúng ta có thể sẽ tìm ra giải pháp tối ưu. Điều này khác xa với việc những người gặp chuyện gì cũng than thở, kể lể vì điều đó chỉ mang lại sự thiếu tự tin, thụ động mong chờ sự thương hại, giúp đỡ của người khác.
***
Sam không đủ tiền để trang trải khỏang cầm cố tài sản khi đáo hạn. Sự việc lặp lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Cuối cùng đại diện của ngân hàng cũng đến nhà anh để làm thủ tục tịch biên.
Khi lỗi hẹn trả tiền lần đầu, mọi việc đều có thể khắc phục được. Sam hẳn có thể thu xếp để giữ lại ngôi nhà của anh. Sam có những người bạn hiểu biết pháp luật có thể giúp đỡ mình, nhưng anh đã không đến tìm họ bởi anh thấy ngượng.
Sam đã tự đưa mình vào phiền tóai. Hết ngày này qua ngày khác, vấn đề của anh càng trầm trọng hơn. Sam ngày càng phiền muộn và bối rối hơn. Anh không biết làm gì để thóat khỏi rắc rối đó. Hậu quả là anh ngày càng cô lập mình với bạn bè. Trước khi mọi người biết chuyện thì anh đã phải ra khỏi ngôi nhà của mình. Rõ ràng: "Điều duy nhất bạn có được từ việc che giấu những vấn đề rắc rối của mình - là chắc chắn sẽ chẳng có ai giúp đỡ bạn cả".
***
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên một nhóm phụ nữ không mấy hài lòng với cuộc sống. Vài người trong số họ được giới thiệu với người khác để cùng nhau chia sẻ hòan cảnh, số còn lại được để tự giải quyết vấn đề của mình. Kết quả là những phụ nữ khi được tiếp xúc với người khác thấy mình chẳng còn phải lo nghĩ gì nhiều, trong khi những người phải giải quyết một mình cảm thấy không hề khá hơn chút nào.
- Hunter & Liao -
19. Hãy biết vượt lên thời gian và tuổi tác
Như cuốn sách nổi tiếng "Để bạn luôn trẻ mãi" đã chứng minh rằng: "Người ta chỉ trưởng thành hơn chứ không hề già đi, rằng tuổi tác chẳng liên quan gì đến mức độ hạnh phúc của mỗi người". Người lớn tuổi cũng hạnh phúc như những người trẻ tuổi. Họ không hề bận tâm đến việc phải lo thích nghi với độ tuổi của mình, họ tự tin khi nói rằng họ rất hài lòng với cuộc sống của họ.
***
Cụ Nelson rất quen thuộc với cư dân khu Nam Florida, nơi cụ sinh sống. Người ta thường thấy cụ trong vườn hay đạp xe mỗi buổi chiều. Dường như cụ là bạn của tất cả mọi người và cụ luôn có một câu chuyện nào đó để kể khi có ai đó dừng lại trò chuyện với cụ.
Nếu bạn hỏi, cụ sẽ nói rằng cụ có cái thú lấp đầy một ngày bằng những họat động mà cụ yêu thích. Cụ không hề nuối tiếc tuổi tác của mình, ngược lại cụ còn yêu thích nó. Ở độ tuổi 90, cụ cảm nhận được sự khôn ngoan và uyên bác của thời gian. Thay vì phải đối mặt với những vấn đề mà người trẻ tuổi đi làm thường gặp, cụ hầu như chẳng có gì phải lo lắng.
Khi người ta hỏi cụ nghĩ gì về tuổi tác của mình, cụ cười hồn nhiên và nói: "Tôi đã già đi ư? Không! Hãy nhìn xem những gì tôi còn làm được này".
- Kehm -
20. Biết tìm niềm vui và cách thực hiện tốt nhất cho mọi công việc, dù nhỏ
Chúng ta thường cảm thấy quá tải khi phải thường xuyên làm những công việc lặt vặt ở nhà, nào là lau bếp, quét dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn... cùng hàng tá việc khác. Hãy lập một thời gian biểu hợp lý cho những công việc nhà của bạn, và thay vì phải đối mặt với vô số những chuyện không tên ấy, bạn sẽ có hẳn một danh sách những nhiệm vụ phải hòan tất mỗi ngày. Với một danh sách như thế, bạn sẽ không mất thời gian tự hỏi mình sẽ phải làm gì tiếp theo. Chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi làm việc một cách có khoa học.
***
Ernie là một giáo viên. Anh thường nói với các sinh viên của mình rằng ngòai niềm say mê dạy học, anh cũng thích trở thành thợ xây. Điều gì khiến người thợ xây trở nên tuyệt vời trong mắt Ernie đến thế? Ernie khâm phục những công việc có thứ tự của họ. Người thợ xây bắt đầu bằng việc xây móng, rồi xây tường, mái và lát gạch. Các công việc luôn diễn tiến có trình tự, còn người thợ xây lại có thể dễ dàng đánh giá tiến độ của công việc. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể thấy ngay phần nào đã hòan tất phần nào chưa xong. Ernie thường khuyên các sinh viên rằng một khi đảm nhận một công việc nào đấy, hãy nên học theo người thợ xây.
***
Tương tự như thế, chúng ta cũng nên lập cho mình thứ tự của những việc cần làm, nếu không chúng ta sẽ bắt đầu một việc, nhưng lại bị xao lãng bởi một việc khác, rồi sau đó sẽ cảm thấy như là mình chưa hòan tất được việc gì cả. Nếu làm theo cách của người thợ xây, chúng ta sẽ hòan tất từng phần việc một, và có thể thấy toàn bộ công việc của mình được hình thành ra sao sau mỗi bước đó.
- Henry & Lovelace -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét