10 Quy Tắc Của Sam Walton - 10 Điều Khiến Wal-Mart Trở Thành Đế Chế Bán Lẻ Hùng Mạnh Nhất
Sam Walton là cha đẻ của Wal-Mart - đại công ty lớn nhất, thành công nhất trên thế giới.
Từ một người bán hàng tạp hoá ở Arkansas, ông đã vươn lên để trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại chúng ta.
Là người không ngừng học hỏi, ông đã thách thức những học thuyết và mô hình kinh doanh thời bấy giờ, triển khai và thực hiện một nhóm các quy tắc mới và sau đó áp dụng cho cả tập đoạn Wal-Mart để cải thiện tập đoàn về mọi mặt.
Với lối sống giản dị và tôn trọng con người, ông được bạn bè, đồng nghiệp kính trọng gọi bằng cái tên “Mr. Sam”.
10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về Sam Walton với những câu chuyện cụ thể để chứng minh cho từng quy tắc.
Mỗi quy tắc của Sam đều dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể mô phỏng để áp dụng vào công việc và vào cuộc sống riêng tư. Song giống như bao điều Tập đoàn Wal-Mart đã làm, mười quy tắc này đòi hỏi tính kỷ luật cao khi thực hành.
Dù bạn là nhà doanh nghiệp hay người làm công ăn lương giờ, đây cũng là một cẩm nang giúp bạn thành công, một thứ cẩm nang luôn đúng với mọi thời.
Thành công nhờ tôn trọng con người
10 quy tắc của Sam Walton, nói cách khác là 10 bài học thành công của một tập đoàn khổng lồ có hơn 6.000 cửa hàng với 1,7 triệu nhân viên trên toàn thế giới, được Michael Bergdahl - một cộng sự gần gũi với ông chủ Wal-Mart - đúc kết một cách giản dị, dễ hiểu với mọi người. Ví dụ như quy tắc 2: “Chia sẻ thành công với những ai giúp đỡ bạn”, quy tắc 5: “Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác”, quy tắc 7: “Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ”...
Điều đáng suy nghĩ là từ những bài học giản dị (có khi chỉ là những cử chỉ rất “nhỏ nhặt” như hãy biết cười, tạo môi trường vui vẻ cho cộng sự và khách hàng - bản thân Sam Walton từng làm trò hề trước các cuộc họp hay các cửa hàng...) đã đưa đến sự thành công có thể nói là kỳ lạ nhất thế giới. Từ một cửa hàng “thí điểm” bán lẻ hàng hạ giá ở giữa một vùng nông thôn khi mới lập nghiệp đã trở thành một “đế chế” bán lẻ toàn cầu với doanh số 300 tỉ đô-la, hăng tuần phục vụ 130 triệu lượt khách hàng.
Steve Chandler lại đúc kết trong quá trình làm tư vấn cho hơn 30 công ty thuộc nhóm đứng đầu Fortune 500 trên khắp thế giới, kết hợp với kinh nghiệm của Duane Black - một giám đốc thành đạt trong lĩnh vực phát triển các khu dân cư và xây dựng nhà cửa - thành triết lý “quản lý thoáng”. Gọi là “triết lý” nhưng qua 16 chương sách, Steve Chandler và Duane Black cũng nêu ra những bài học cụ thể để dẫn đến thành công: “Đảo ngược quy trình”, “Bỏ qua phán xét”, “Nhạy bén với toàn bộ hệ thống”...
Các tác giả còn cụ thể đến mức sau mỗi chương, gợi ý chúng ta “các bước để có được thành công “thoáng” trong đời” với những hướng dẫn chi tiết. Ví dụ như: “Hãy gặp gỡ một nhân viên chủ chốt trong đội hình của mình mà không cần soạn sẵn nội dung làm việc... Hãy để cho ý tưởng tự “trồi” lên”. Cái khác của những bài học ở đây với 10 quy tắc của Sam Walton là các tác giả dựa trên kinh nghiệm quản lý của nhiều mô hình, nhiều ngành khác nhau, dựa vào cả những danh ngôn của các nhà văn, các nhà khoa học lỗi lạc như Einstein, Albert Camus, Mark Twain... và đi sâu hơn vào khía cạnh đối nhân xử thế.
Có thể tóm tắt vấn đề chủ yếu mà các tác giả đặt ra và muốn giải quyết là: cách quản lý kiểu cũ riết róng quá, chắc chắn phải đối đầu với sự bất bình, trễ nải, phản kháng, không thích hợp với những con người của thời đại mới có trình độ chuyên nghiệp và có tính độc lập cao, có vô vàn ý tưởng trong đầu. Với lối quản lý thoáng, sức mạnh của từng nhân viên đều được đề cao, cả đội hình vẫn hoạt động tốt dù bạn có mặt ở đó hay không...
Điều thú vị là hai cuốn sách - như chúng ta vẫn thường nói vui với nhau - đã minh chứng rằng “các tư tưởng lớn gặp nhau”. Cả hai cuốn sách đều hướng dẫn cách làm ăn sao cho thành đạt, nhưng điều quan trọng toát lên từ tất cả các bài học chính là tâm niệm của ông chủ Wal-Mart: “Khi cư xử với con người, chúng ta cần phải nhận ra chân giá trị và tôn trọng họ”.
Chính vì tôn trọng con người mà Sam Walton chủ trương chia lợi nhuận cho mọi nhân viên. Một giám đốc cửa hàng Wal-Mart đã nói về tác dụng của việc chia lợi nhuận: “...Nhân viên hiểu rằng tại đây họ thật sự là cộng sự và từ đấy sinh ra quyền làm chủ lớn lao”. Nhưng hơn thế, Sam Walton quan niệm: “Bản thân tiền bạc không động viên được con người, chỉ có con người mới động viên được con người”.
Và đúng như lời F. Knapp III, một cựu giám đốc Tập đoàn Wal-Mart giới thiệu cuốn 10 quy tắc của Sam Walton: “Đây là một cuốn sách nên đọc và cần thường xuyên đọc đi đọc lại. Bất cứ ai - doanh nhân, học sinh, thầy cô giáo, bậc phụ huynh, con em chúng ta - đều có thể đọc tác phẩm này”. Vì bài học về tôn trọng con người ở bất cứ đâu cũng cần thiết - nếu không muốn nói đó là điều quan trọng bậc nhất!
Sam Walton là cha đẻ của Wal-Mart - đại công ty lớn nhất, thành công nhất trên thế giới.
Từ một người bán hàng tạp hoá ở Arkansas, ông đã vươn lên để trở thành một trong những doanh nhân thành đạt nhất thời đại chúng ta.
Là người không ngừng học hỏi, ông đã thách thức những học thuyết và mô hình kinh doanh thời bấy giờ, triển khai và thực hiện một nhóm các quy tắc mới và sau đó áp dụng cho cả tập đoạn Wal-Mart để cải thiện tập đoàn về mọi mặt.
Với lối sống giản dị và tôn trọng con người, ông được bạn bè, đồng nghiệp kính trọng gọi bằng cái tên “Mr. Sam”.
10 quy tắc của Sam Walton là một cách nhìn toàn cảnh của người trong cuộc về Sam Walton với những câu chuyện cụ thể để chứng minh cho từng quy tắc.
Mỗi quy tắc của Sam đều dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể mô phỏng để áp dụng vào công việc và vào cuộc sống riêng tư. Song giống như bao điều Tập đoàn Wal-Mart đã làm, mười quy tắc này đòi hỏi tính kỷ luật cao khi thực hành.
Dù bạn là nhà doanh nghiệp hay người làm công ăn lương giờ, đây cũng là một cẩm nang giúp bạn thành công, một thứ cẩm nang luôn đúng với mọi thời.
Thành công nhờ tôn trọng con người
10 quy tắc của Sam Walton, nói cách khác là 10 bài học thành công của một tập đoàn khổng lồ có hơn 6.000 cửa hàng với 1,7 triệu nhân viên trên toàn thế giới, được Michael Bergdahl - một cộng sự gần gũi với ông chủ Wal-Mart - đúc kết một cách giản dị, dễ hiểu với mọi người. Ví dụ như quy tắc 2: “Chia sẻ thành công với những ai giúp đỡ bạn”, quy tắc 5: “Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác”, quy tắc 7: “Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ”...
Điều đáng suy nghĩ là từ những bài học giản dị (có khi chỉ là những cử chỉ rất “nhỏ nhặt” như hãy biết cười, tạo môi trường vui vẻ cho cộng sự và khách hàng - bản thân Sam Walton từng làm trò hề trước các cuộc họp hay các cửa hàng...) đã đưa đến sự thành công có thể nói là kỳ lạ nhất thế giới. Từ một cửa hàng “thí điểm” bán lẻ hàng hạ giá ở giữa một vùng nông thôn khi mới lập nghiệp đã trở thành một “đế chế” bán lẻ toàn cầu với doanh số 300 tỉ đô-la, hăng tuần phục vụ 130 triệu lượt khách hàng.
Steve Chandler lại đúc kết trong quá trình làm tư vấn cho hơn 30 công ty thuộc nhóm đứng đầu Fortune 500 trên khắp thế giới, kết hợp với kinh nghiệm của Duane Black - một giám đốc thành đạt trong lĩnh vực phát triển các khu dân cư và xây dựng nhà cửa - thành triết lý “quản lý thoáng”. Gọi là “triết lý” nhưng qua 16 chương sách, Steve Chandler và Duane Black cũng nêu ra những bài học cụ thể để dẫn đến thành công: “Đảo ngược quy trình”, “Bỏ qua phán xét”, “Nhạy bén với toàn bộ hệ thống”...
Các tác giả còn cụ thể đến mức sau mỗi chương, gợi ý chúng ta “các bước để có được thành công “thoáng” trong đời” với những hướng dẫn chi tiết. Ví dụ như: “Hãy gặp gỡ một nhân viên chủ chốt trong đội hình của mình mà không cần soạn sẵn nội dung làm việc... Hãy để cho ý tưởng tự “trồi” lên”. Cái khác của những bài học ở đây với 10 quy tắc của Sam Walton là các tác giả dựa trên kinh nghiệm quản lý của nhiều mô hình, nhiều ngành khác nhau, dựa vào cả những danh ngôn của các nhà văn, các nhà khoa học lỗi lạc như Einstein, Albert Camus, Mark Twain... và đi sâu hơn vào khía cạnh đối nhân xử thế.
Có thể tóm tắt vấn đề chủ yếu mà các tác giả đặt ra và muốn giải quyết là: cách quản lý kiểu cũ riết róng quá, chắc chắn phải đối đầu với sự bất bình, trễ nải, phản kháng, không thích hợp với những con người của thời đại mới có trình độ chuyên nghiệp và có tính độc lập cao, có vô vàn ý tưởng trong đầu. Với lối quản lý thoáng, sức mạnh của từng nhân viên đều được đề cao, cả đội hình vẫn hoạt động tốt dù bạn có mặt ở đó hay không...
Điều thú vị là hai cuốn sách - như chúng ta vẫn thường nói vui với nhau - đã minh chứng rằng “các tư tưởng lớn gặp nhau”. Cả hai cuốn sách đều hướng dẫn cách làm ăn sao cho thành đạt, nhưng điều quan trọng toát lên từ tất cả các bài học chính là tâm niệm của ông chủ Wal-Mart: “Khi cư xử với con người, chúng ta cần phải nhận ra chân giá trị và tôn trọng họ”.
Chính vì tôn trọng con người mà Sam Walton chủ trương chia lợi nhuận cho mọi nhân viên. Một giám đốc cửa hàng Wal-Mart đã nói về tác dụng của việc chia lợi nhuận: “...Nhân viên hiểu rằng tại đây họ thật sự là cộng sự và từ đấy sinh ra quyền làm chủ lớn lao”. Nhưng hơn thế, Sam Walton quan niệm: “Bản thân tiền bạc không động viên được con người, chỉ có con người mới động viên được con người”.
Và đúng như lời F. Knapp III, một cựu giám đốc Tập đoàn Wal-Mart giới thiệu cuốn 10 quy tắc của Sam Walton: “Đây là một cuốn sách nên đọc và cần thường xuyên đọc đi đọc lại. Bất cứ ai - doanh nhân, học sinh, thầy cô giáo, bậc phụ huynh, con em chúng ta - đều có thể đọc tác phẩm này”. Vì bài học về tôn trọng con người ở bất cứ đâu cũng cần thiết - nếu không muốn nói đó là điều quan trọng bậc nhất!
Mục lục:
Lời nói đầu của Rob Walton
Phần giới thiệu đặt ra những mong đợi lớn khi bạn làm bất cứ điều gì
Quy tắc 1: Cam kết phải đạt được thành công và lúc nào cũng nhiệt tâm
Quy tắc 2: Chia sẻ thành công với những ai gúp đỡ bạn
Quy tắc 3: Tạo động lực cho chính mình và cho người khác để đạt được điều mình mơ ước
Quy tắc 4: Truyền thông với người khác và bày tỏ rằng bạn đang quan tâm đến họ
Quy tắc 5: Trân trọng và ghi nhận những nỗ lực cùng thành quả của người khác
Quy tắc 6: Tổ chúc mừng thành tựu của bạn và của người khác
Quy tắc 7: Lắng nghe người khác và học hỏi ý tưởng của họ
Quy tắc 8: Vượt hơn mong đợi của khách hàng và của người khác
Quy tắc 9: Kiểm soát chi phí để rút ngắn con đường làm giàu
Quy tắc 10: Bơi ngược dòng, tạo sự khác biệt và đương đầu với tinh thế
Phần kết: Người của chúng ta tạo ra sự khác biệt
Xin mời các bạn download Audiobook (dạng mp3) tại đây :
Phần 1 : http://www.mediafire.com/?iac5vzkhiywzqj9
Phần 2 : http://www.mediafire.com/?297ee9k92a90g68
Phần 3 : http://www.mediafire.com/?a6eot4wof76xw6u
Phần 4 : http://www.mediafire.com/?0us7o7j1c1eire7
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét