Cô giám thị vào phòng giáo viên báo cho một đồng nghiệp: “Ba em Lăng H. vào rồi”. Cô chủ nhiệm sang phòng tiếp phụ huynh, còn cô giám thị nhìn tôi lắc đầu: “Học sinh cá biệt chị ạ!”.
Tên của học trò ấy nghe thật quen và tôi ngỡ ngàng khi cùng giáo viên chủ nhiệm gặp em. Em học tôi hai năm lớp 6, 7, là một trong những học sinh ngoan, học giỏi, thông minh, lễ phép. Sang cấp III em không còn học tôi. Thỉnh thoảng gặp nhau ở hành lang em vẫn chào tôi nhưng không cười. Không ngờ hôm nay tôi gặp em, em ngồi giữa ba em và cô chủ nhiệm ở vị trí một học sinh cá biệt trong trường.
Không kềm được, tôi buột miệng: “Em này trước đây là học sinh giỏi mà!”. Ba em nhìn tôi như mong một sự thông cảm: “Bởi vì vợ chồng tôi ly hôn nên con chúng tôi mới thế!”. Ba mẹ em ly hôn giữa năm em học lớp 8, từ đó em vào lớp không học bài - làm bài, trốn tiết, thường xuyên đánh nhau với bạn bè, ngỗ ngịch với thầy cô... Nhiều giáo viên chủ nhiệm đúc kết: “10 học sinh cá biệt hết tám em là gia đình có vấn đề, hoặc do gia đình cưng chiều hay ba mẹ không quan tâm”.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng sa sút khi ba mẹ ly hôn hoặc gia đình không hạnh phúc.
Đầu năm học nọ tôi phát hiện Hoàng Y., học trò cũ của tôi ở cấp II, lên lớp 10 tiếp tục lại học tôi. Nhẩm tính lẽ ra em đã học lớp 12 nhưng năm học đó em chỉ mới học lớp 11. Tôi hỏi em bị lưu ban ở lớp nào thì em trả lời: “Em không ở lại lớp mà tự nghỉ học giữa năm lớp 11 vì ba mẹ ly hôn, em buồn quá! Giờ em lấy lại thăng bằng và đi học tiếp”. Em cũng mạnh mẽ cho biết: “Em không sống với ai hết. Ba em lấy vợ khác, mẹ em lấy chồng khác, em sống một mình”...
Những ngày còn dạy tại một trung tâm ngoại ngữ Q.1, TP.HCM, tôi chú ý một học viên lễ độ, học giỏi và hay pha trò trong lớp. Cuối khóa học sau khi đậu bằng B, em và các bạn mời tôi bữa cơm thân mật tại một quán ăn bình dân. Suốt bữa cả bàn mỏi miệng vì cười. Tôi chợt nói: “Chắc ở nhà ba mẹ em cười suốt phải không?”, thì em thấp giọng: “Không cô ơi, ba mẹ em ly dị lâu rồi, ngay lúc em học lớp 9, chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp II”. Không khí bữa tiệc chùng xuống. Em tiếp lời: “Ba mẹ đường ai nấy đi, em sống với ông bà nội. Cũng sốc một thời gian. Cũng bỏ học, đi hoang... Sau em suy nghĩ lại ba mẹ không lo cho mình thì mình phải tự lo cho bản thân”.
Có những bạn trẻ đổ thừa hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, tự cho phép mình sống buông thả, bỏ học, quậy phá... để quên đời. Cũng không thiếu những bạn trẻ trưởng thành trước tuổi, gượng dậy sau biến cố của gia đình, như lời của Hoàng Y.: “Em phải có trách nhiệm với chính mình. Không còn đủ niềm vui bên ba mẹ thì còn bạn bè, người thân... Không có lý do gì để em rũ bỏ tất cả!”.
Vâng, không lý do gì rũ bỏ tất cả. Chưa hẳn là tận cùng thế giới khi bên cạnh còn biết bao tình thương yêu và những tháng ngày trước mắt.
NGUYỄN NGỌC HÀ (Tuổi Trẻ Online)
Tên của học trò ấy nghe thật quen và tôi ngỡ ngàng khi cùng giáo viên chủ nhiệm gặp em. Em học tôi hai năm lớp 6, 7, là một trong những học sinh ngoan, học giỏi, thông minh, lễ phép. Sang cấp III em không còn học tôi. Thỉnh thoảng gặp nhau ở hành lang em vẫn chào tôi nhưng không cười. Không ngờ hôm nay tôi gặp em, em ngồi giữa ba em và cô chủ nhiệm ở vị trí một học sinh cá biệt trong trường.
Không kềm được, tôi buột miệng: “Em này trước đây là học sinh giỏi mà!”. Ba em nhìn tôi như mong một sự thông cảm: “Bởi vì vợ chồng tôi ly hôn nên con chúng tôi mới thế!”. Ba mẹ em ly hôn giữa năm em học lớp 8, từ đó em vào lớp không học bài - làm bài, trốn tiết, thường xuyên đánh nhau với bạn bè, ngỗ ngịch với thầy cô... Nhiều giáo viên chủ nhiệm đúc kết: “10 học sinh cá biệt hết tám em là gia đình có vấn đề, hoặc do gia đình cưng chiều hay ba mẹ không quan tâm”.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng sa sút khi ba mẹ ly hôn hoặc gia đình không hạnh phúc.
Đầu năm học nọ tôi phát hiện Hoàng Y., học trò cũ của tôi ở cấp II, lên lớp 10 tiếp tục lại học tôi. Nhẩm tính lẽ ra em đã học lớp 12 nhưng năm học đó em chỉ mới học lớp 11. Tôi hỏi em bị lưu ban ở lớp nào thì em trả lời: “Em không ở lại lớp mà tự nghỉ học giữa năm lớp 11 vì ba mẹ ly hôn, em buồn quá! Giờ em lấy lại thăng bằng và đi học tiếp”. Em cũng mạnh mẽ cho biết: “Em không sống với ai hết. Ba em lấy vợ khác, mẹ em lấy chồng khác, em sống một mình”...
Những ngày còn dạy tại một trung tâm ngoại ngữ Q.1, TP.HCM, tôi chú ý một học viên lễ độ, học giỏi và hay pha trò trong lớp. Cuối khóa học sau khi đậu bằng B, em và các bạn mời tôi bữa cơm thân mật tại một quán ăn bình dân. Suốt bữa cả bàn mỏi miệng vì cười. Tôi chợt nói: “Chắc ở nhà ba mẹ em cười suốt phải không?”, thì em thấp giọng: “Không cô ơi, ba mẹ em ly dị lâu rồi, ngay lúc em học lớp 9, chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp II”. Không khí bữa tiệc chùng xuống. Em tiếp lời: “Ba mẹ đường ai nấy đi, em sống với ông bà nội. Cũng sốc một thời gian. Cũng bỏ học, đi hoang... Sau em suy nghĩ lại ba mẹ không lo cho mình thì mình phải tự lo cho bản thân”.
Có những bạn trẻ đổ thừa hoàn cảnh, cha mẹ ly hôn, tự cho phép mình sống buông thả, bỏ học, quậy phá... để quên đời. Cũng không thiếu những bạn trẻ trưởng thành trước tuổi, gượng dậy sau biến cố của gia đình, như lời của Hoàng Y.: “Em phải có trách nhiệm với chính mình. Không còn đủ niềm vui bên ba mẹ thì còn bạn bè, người thân... Không có lý do gì để em rũ bỏ tất cả!”.
Vâng, không lý do gì rũ bỏ tất cả. Chưa hẳn là tận cùng thế giới khi bên cạnh còn biết bao tình thương yêu và những tháng ngày trước mắt.
NGUYỄN NGỌC HÀ (Tuổi Trẻ Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét