1. Xác định thứ tự ưu tiên các môn học
Bạn đừng quan tâm môn nào thi trước, môn nào thi sau. Điều đó chỉ làm bạn lo lắng hơn và lúng túng không biết nên phải bắt đầu học môn nào. Kết quả là chẳng môn nào học đến nơi đến chốn cả. Hơn nữa, học trước đôi khi sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và bớt lo âu hơn. Tốt nhất bạn nên phân loại các môn học theo thứ tự ưu tiên như sau: các môn không cần học thuộc bài, chỉ cần hiểu bài (Toán, Lý, Hoá, Anh Văn, Tin...); các môn phải học thuộc lòng để thi (Sinh, Sử, Địa, Văn...). Sau đó, tiếp tục xếp theo thứ tự ưu tiên từng môn. Nào, bạn muốn bắt đầu với "cụm" nào trước? Hãy quyết định dứt khoát và làm những công việc tiếp theo sau.
2. Bạn chọn cụm "học bài" trước
Quyết định của bạn khá đúng đắn, bởi học trước sẽ giúp bạn nhớ dai hơn và không sợ "gãy gánh" giữa đường trong phòng thi do học quá vội vàng. Đối với các môn học bài này, bạn không cần phải tự hành xác mình bằng cách học tất tần tật các kiến thức trong sách giáo khoa, để rồi chỗ nhớ chỗ quên.
Còn nếu bạn có đề cương? Hãy học một cách thông minh và tài tình hơn nữa bằng cách tóm gọn, giản lược kiến thức trong đề cương, bỏ những liên từ dài dòng, chỉnh sửa các câu khó hiểu không có chủ ngữ, vị ngữ. Sau đó gạch ý cơ bản và mường tượng ra nội dung liên quan. Bạn có thể diễn đạt bằng cách của chính mình một khi đã hiểu rõ.
Riêng về phần học trắc nghiệm, bạn cố "để cái đầu mình vào những nội dung trong sách giáo khoa", vì nội dung trắc nghiệm đều nằm tất cả trong ấy. Khi học bài, đừng nhớ rằng bạn còn vài chục trang chưa học mà hãy nghĩ đến việc bạn đã học xong gần chục trang rồi. Nếu bạn tập trung cao độ thì bạn học bài khá nhanh, lại không cảm thấy chán nữa.
3. Bạn quyết định "chiến" với cụm "không cần học bài"
Đây là một quyết định khá thông minh, vì các môn học này mang tính quyết định đối với bạn. Trước tiên, hãy đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa và nắm vững đã. Nếu không hiểu phần nào, bạn phải cố gắng mày mò tìm hiểu ngay lập tức, nếu không nó sẽ trở thành một lỗ hổng khổng lồ. Khi nắm vững các kiến thức rồi thì bạn sẽ thấy hứng thú khi bắt tay vào làm bài tập. Hãy bắt đầu với những bài tập dễ trước, sau đó dần dần "nâng" lên. Bạn cần ôn tập trọng tâm thi, chứ không nhất thiết phải làm hết tất cả các dạng bài tập. Khi đã làm bài tập một cách thuần thục và nhuần nhuyễn, đầu óc bạn sẽ minh mẫn hơn vì nó được hoạt động hết công suất. Đừng vò đầu bứt tóc trước một bài tập hóc búa, vì nó chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Bạn có thể gọi điện hỏi bạn bè, hoặc nhờ sự trợ giúp của các thành viên trong một diễn đàn học tập nào đó...Đừng đi theo lối mòn. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải làm lại cả chục lần một dạng bài toán cơ bản. Chỉ cần biết cách làm là được. Bạn cũng đừng học nâng cao quá mà làm những bài toán dễ không xong. hãy học một-cách-bình-thường, giống như bạn tự học ở nhà hằng ngày vậy.
4. Xoáy sâu vào các môn thi trước
Sau khi đã ôn một cách tổng quát và toàn diện, bạn mới bắt đầu học các môn thi trước. Lúc này bạn sẽ thấy sự ôn tập của mình nhẹ nhõm vô cùng. Vì vậy đừng tự ép mình học liên tục mà hãy tự thưởng cho mình khoảng 30-45 phút thư giãn khi hoàn thành xong một bài học nào đó. Đừng tự tạo áp lực cho mình bằng cách tưởng tượng ra khung cảnh trong phòng thi, hay ngồi đếm ngược thời gian để đối diện với "tử thần". Thi chẳng qua là để "check" lại kiến thức của bạn, không phải là một "cực hình". Vì vậy, hãy thoải mái bạn nhé!
5. Trước khi thi
Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác đầu óc mình "rỗng tuếch" do nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Chỉ là do vấn đề tinh thần của bạn lấn át lý trí mà thôi. Thật sự bạn đang có đầy đủ kiến thức để bước vào kì thi một cách tự tin đấy. Đầu óc bạn sẽ thật sự "trống rỗng" khi bạn tiếp tục ép não của mình thu thêm kiến thức vào những phút cuối cùng trước khi thi. Hãy để cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi, bạn học khá kĩ mà! Nếu thấy những người bạn xung quanh cứ "luống cuống" giở hết trang này đến trang khác mà không học được trang nào ra hồn mà bạn cũng đâm hoảng mà bắt chước theo thì coi chừng dẫn đến tiêu cực đấy nhé! Họ làm vậy để muốn tự chứng tỏ rằng họ sẽ làm bài tốt hơn khi họ "chắt mót" thêm một ít thông tin, còn kiến thức của bạn đã được "thu thập" khá nhiều. Vì vậy, chẳng lý gì bạn phải "chắt mót" một cách tội nghiệp như họ cả.
Chúc bạn thi học kì đạt được kết quả cao nhất nhé!
( Nguồn : NguoiHaTinh)
Bạn đừng quan tâm môn nào thi trước, môn nào thi sau. Điều đó chỉ làm bạn lo lắng hơn và lúng túng không biết nên phải bắt đầu học môn nào. Kết quả là chẳng môn nào học đến nơi đến chốn cả. Hơn nữa, học trước đôi khi sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và bớt lo âu hơn. Tốt nhất bạn nên phân loại các môn học theo thứ tự ưu tiên như sau: các môn không cần học thuộc bài, chỉ cần hiểu bài (Toán, Lý, Hoá, Anh Văn, Tin...); các môn phải học thuộc lòng để thi (Sinh, Sử, Địa, Văn...). Sau đó, tiếp tục xếp theo thứ tự ưu tiên từng môn. Nào, bạn muốn bắt đầu với "cụm" nào trước? Hãy quyết định dứt khoát và làm những công việc tiếp theo sau.
2. Bạn chọn cụm "học bài" trước
Quyết định của bạn khá đúng đắn, bởi học trước sẽ giúp bạn nhớ dai hơn và không sợ "gãy gánh" giữa đường trong phòng thi do học quá vội vàng. Đối với các môn học bài này, bạn không cần phải tự hành xác mình bằng cách học tất tần tật các kiến thức trong sách giáo khoa, để rồi chỗ nhớ chỗ quên.
Còn nếu bạn có đề cương? Hãy học một cách thông minh và tài tình hơn nữa bằng cách tóm gọn, giản lược kiến thức trong đề cương, bỏ những liên từ dài dòng, chỉnh sửa các câu khó hiểu không có chủ ngữ, vị ngữ. Sau đó gạch ý cơ bản và mường tượng ra nội dung liên quan. Bạn có thể diễn đạt bằng cách của chính mình một khi đã hiểu rõ.
Riêng về phần học trắc nghiệm, bạn cố "để cái đầu mình vào những nội dung trong sách giáo khoa", vì nội dung trắc nghiệm đều nằm tất cả trong ấy. Khi học bài, đừng nhớ rằng bạn còn vài chục trang chưa học mà hãy nghĩ đến việc bạn đã học xong gần chục trang rồi. Nếu bạn tập trung cao độ thì bạn học bài khá nhanh, lại không cảm thấy chán nữa.
3. Bạn quyết định "chiến" với cụm "không cần học bài"
Đây là một quyết định khá thông minh, vì các môn học này mang tính quyết định đối với bạn. Trước tiên, hãy đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa và nắm vững đã. Nếu không hiểu phần nào, bạn phải cố gắng mày mò tìm hiểu ngay lập tức, nếu không nó sẽ trở thành một lỗ hổng khổng lồ. Khi nắm vững các kiến thức rồi thì bạn sẽ thấy hứng thú khi bắt tay vào làm bài tập. Hãy bắt đầu với những bài tập dễ trước, sau đó dần dần "nâng" lên. Bạn cần ôn tập trọng tâm thi, chứ không nhất thiết phải làm hết tất cả các dạng bài tập. Khi đã làm bài tập một cách thuần thục và nhuần nhuyễn, đầu óc bạn sẽ minh mẫn hơn vì nó được hoạt động hết công suất. Đừng vò đầu bứt tóc trước một bài tập hóc búa, vì nó chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Bạn có thể gọi điện hỏi bạn bè, hoặc nhờ sự trợ giúp của các thành viên trong một diễn đàn học tập nào đó...Đừng đi theo lối mòn. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải làm lại cả chục lần một dạng bài toán cơ bản. Chỉ cần biết cách làm là được. Bạn cũng đừng học nâng cao quá mà làm những bài toán dễ không xong. hãy học một-cách-bình-thường, giống như bạn tự học ở nhà hằng ngày vậy.
4. Xoáy sâu vào các môn thi trước
Sau khi đã ôn một cách tổng quát và toàn diện, bạn mới bắt đầu học các môn thi trước. Lúc này bạn sẽ thấy sự ôn tập của mình nhẹ nhõm vô cùng. Vì vậy đừng tự ép mình học liên tục mà hãy tự thưởng cho mình khoảng 30-45 phút thư giãn khi hoàn thành xong một bài học nào đó. Đừng tự tạo áp lực cho mình bằng cách tưởng tượng ra khung cảnh trong phòng thi, hay ngồi đếm ngược thời gian để đối diện với "tử thần". Thi chẳng qua là để "check" lại kiến thức của bạn, không phải là một "cực hình". Vì vậy, hãy thoải mái bạn nhé!
5. Trước khi thi
Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác đầu óc mình "rỗng tuếch" do nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Chỉ là do vấn đề tinh thần của bạn lấn át lý trí mà thôi. Thật sự bạn đang có đầy đủ kiến thức để bước vào kì thi một cách tự tin đấy. Đầu óc bạn sẽ thật sự "trống rỗng" khi bạn tiếp tục ép não của mình thu thêm kiến thức vào những phút cuối cùng trước khi thi. Hãy để cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi, bạn học khá kĩ mà! Nếu thấy những người bạn xung quanh cứ "luống cuống" giở hết trang này đến trang khác mà không học được trang nào ra hồn mà bạn cũng đâm hoảng mà bắt chước theo thì coi chừng dẫn đến tiêu cực đấy nhé! Họ làm vậy để muốn tự chứng tỏ rằng họ sẽ làm bài tốt hơn khi họ "chắt mót" thêm một ít thông tin, còn kiến thức của bạn đã được "thu thập" khá nhiều. Vì vậy, chẳng lý gì bạn phải "chắt mót" một cách tội nghiệp như họ cả.
Chúc bạn thi học kì đạt được kết quả cao nhất nhé!
( Nguồn : NguoiHaTinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét