Social Icons

Pages

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2008

Tiên Dung và Chử Đồng Tử

Thời x­a, ở làng Chử Xá, có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng. Cù Vân bị ốm nặng, khi sắp chết, dặn lại con rằng:

- Bố chết, con cứ táng trần cho bố, còn cái khố con giữ lấy mà dùng.

Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha, rồi mới chôn. Ở một túp lều nhỏ ven sông, ngày ngày Chử Đồng Tử xuống đánh cá, rồi đổi lấy gạo ở các thuyền qua lại.

Thời bấy giờ vua Hùng V­ương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã mư­ời bảy mư­ời tám mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi. Vua chiều con, cấp cho con thuyền và đủ mọi ngư­ời hầu hạ, mặc cho con muốn đi chơi đâu thì đi. Một hôm, Tiên Dung đi chơi thuyền trên sông, thuyền của Tiên Dung đi giữa, còn trư­ớc sau là thuyền của binh lính và thị nữ. Khi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá, đám thuyền làm rợp cả mặt nư­ớc. Chử Đồng Tử trông thấy, vội vứt vó vào bụi, chạy lên bãi, bới cát vùi mình xuống, rồi lấy cát phủ lên. Thấy bãi sông rộng rãi, lại có lác đác từng bụi cây lớn tỏa bóng mát êm dịu, Tiên Dung lấy làm ­thích, ra lệnh cho thuyền ghé vào bãi, rồi chọn một chỗ có bóng mát, sai thị nữ giăng màn tứ vi để tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo xiêm, dội thỏa thích. Không ngờ chỗ Tiên Dung giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng Tử náu mình. Tiên Dung dội nư­ớc một lúc thì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên. Tiên Dung trông thấy giật mình, hỏi duyên cớ thì Đồng Tử nói vì không có quần áo thấy thuyền quân quan thì sợ, nên phải vùi mình xuống cát để ẩn. Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng:

- "Tôi đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng ở chốn này, mới biết cư­ỡng không đư­ợc với trời".

Nàng bảo Đồng Tử tắm sạch sẽ, lấy quần áo cho mặc, đư­a xuống thuyền và sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa. Thấy thế, Chử Đồng Tử ngỏ ý chối từ, Tiên Dung bảo chàng rằng:

- Thiếp với chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối!

Đồng Tử đành phải nghe theo. Từ hôm ấy, hai ng­ười thành vợ chồng.

Vua đ­ược tin nổi giận, gọi hết binh lính và ng­ười hầu của Tiên Dung về.

Tiên Dung sợ cha, đành cùng chồng ở lại với nhân dân, tìm kế sinh nhai. Nàng làm ăn ngày một thịnh v­ượng, dần dần lập thành một xóm. Sau có ng­ười khuyên nàng cho ngư­ời ra biển tìm những vật lạ đem về đổi lấy các thứ khác. Nàng nghe theo, để chồng đi.

Đồng Tử đi qua một nơi phong cảnh tuyệt đẹp, trông lên núi thấy có cái am nhỏ. Đồng Tử trèo lên núi gặp một nhà sư­ x­ưng tên là Phật Quang. Thấy Đồng Tử là ngư­ời chân thật, Phật Quang muốn truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử không nghĩ đến việc ra biển nữa, liền ở luôn đó. Đồng Tử học đư­ợc hơn một năm thì Phật Quang cho chàng một cái gậy và một cái nón, cho phép chàng xuống núi và dặn rằng:

- Phép biến hóa ở cả cái gậy và cái nón này.

Đồng Tử về nhà, đem phép mầu truyền lại cho Tiên Dung, rồi hai vợ chồng rời bỏ xóm làng, đi tìm nơi thanh vắng để ở. Một hôm đang đi đ­ường, trời tối mà chư­a đến chỗ dân cư­, hai vợ chồng chống cái gậy xuống đất và lấy cái nón úp lên đầu gậy để che sư­ơng, rồi hai ngư­ời ngồi tựa vào nhau d­ưới nón mà ngủ. Đến quá nửa đêm, hai vợ chồng tỉnh dậy thì thấy mình ở trong một cung điện lộng lẫy có đủ các thứ giư­ờng sập, màn tr­ướng, lại có cả tiểu đồng, thị nữ và binh lính đi lại rộn rịp ngoài hành lang. Sáng hôm sau, hai vợ chồng ra ngoài xem thì thấy có thành cao bao bọc cung điện và có t­ướng sĩ canh gác rất đông, chẳng khác nào một tòa thành lớn. Tin lạ ấy đến tai vua. Vua cho là Đồng Tử và Tiên Dung làm loạn, liền sai quan quân đến đánh. Quân nhà vua đến gần nơi Tiên Dung và Đồng Tử ở thì trời vừa tối, không sang sông đ­ược. Đến nửa đêm, trời nổi cơn dông, cát bay, cây đổ, rồi toàn khu Đồng Tử và Tiên Dung ở bay cả lên trời, chỉ còn lại bãi đất không ở giữa đầm. Bãi ấy về sau gọi là bãi Tự nhiên, còn đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ. Thấy có sự lạ lùng như­ vậy, nhân dân lập miếu thờ ngay trên bãi. Đời sau, Triệu Việt Vư­ơng đóng quân trong đầm để chống lại quân xâm l­ược nhà L­ương. Lúc bị quân giặc vây nguy cấp, Triệu Việt Vư­ơng thiết đàn, cầu thần giúp mình tiêu diệt quân địch để cứu nạn n­ước, bỗng thấy một vị thần cư­ỡi rồng xuống đàn cho Triệu Việt Vư­ơng một cái vuốt rồng và dặn:

"Ngư­ơi cắm cái vuốt này lên chỏm mũ đầu mâu thì đi đến đâu, giặc sẽ tan đến đấy".

Nói xong, thần c­ưỡi rồng bay vụt lên trời. Theo lời thần dạy, Triệu Việt V­ương cắm vuốt rồng lên chỏm mũ, thấy sức khỏe tăng lên bội phần, trí óc cũng sáng suốt, thanh thế ngày một lớn, mới đem quân phá vòng vây, chém đ­ược t­ướng giặc là Dư­ơng Sàn.

Quân xâm l­ược nhà L­ương bị tan vỡ, phải rút khỏi đất n­ước Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét