Social Icons

Pages

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Hãy tin những thất bại đó sẽ không lặp lại ở tương lai

Đối với nhiều người trong chúng ta, thất bại là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất. Hậu quả của nó là gây ra cho chúng ta một cảm xúc tiêu cực kéo dài. Thất bại khiến ta cảm thấy bất lực và tâm hồn bị tổn thương nặng nề. Khi có thất bại, có lúc ta lâm vào tâm trạng như đi vào ngõ cụt hay là không hiểu mình sống để làm gì và cũng tự nhủ cảm giác đau đớn này không ai có thể chia sẻ được.

Vì thế, chính sự lo ngại bị thất bại đã ngăn cản chúng ta bước tiếp dù cho những cơ hội trước mắt có thể rất thuận lợi. Cảm giác lo sợ bị thất bại sẽ cản trở chúng ta có thể đạt được những gì mình mong muốn và chính suy nghĩ nhiều về thất bại đó càng làm chúng ta ngày một tổn thương nặng nề và phá hủy đời sống tinh thần chúng ta.

Vì sao ư? Một số người thường đánh giá quá cao sự thành công của người khác và quan trọng hóa sự thất bại của mình thông qua việc tự lên án bản thân cùng với những nhận xét của người khác. Trong khi đó, sự đánh giá của những người xung quanh chỉ là dựa trên một giai đoạn và không quá khắt khe như chúng ta tự chỉ trích mình.

Họ thường lấy ngay cái cảm xúc thất bại đó để bao trùm lên toàn bộ suy nghĩ, khiến họ hoàn toàn mất tự tin, lúc nào cũng mang cảm giác tự ti, như là cả thế giới xung quanh luôn luôn bàn luận và quan tâm đến cái thất bại, lỗi lầm nhất thời đó của mình.

Họ đâm ra sợ hãi mọi chuyện và thu mình lại trong một vỏ ốc, “thay đổi hình dạng” để tránh những tổn thương, thậm chí từ bỏ mọi dự định, ước mơ. Và họ phải mất một thời gian rất lâu để nhận rõ bản chất vấn đề và trở về trạng thái bình thường.

Một số người có tư duy tích cực khi gặp thất bại thường chấp nhận là mình đã sai lầm ở một chỗ nào đó, phân tích ngay nguyên nhân và lường trước hậu quả có thể xảy ra để sẵn sàng đối mặt. Họ lựa chọn cho mình một cách nhìn tích cực cho thất bại đó và tiếp tục thực hiện những dự định và ước mơ với kinh nghiệm đã rút ra được. Họ có niềm tin rằng trong cuộc sống luôn có những thử thách, khó khăn và cả những thất bại đang chờ họ nhưng họ không bao giờ gục ngã và không bao giờ từ bỏ ước mơ.

***************************************

Fabian Dattner, chủ nhân của nhiều công ty đang làm ăn phát đạt ở Mỹ đã tìm hiểu được cảm giác thất bại nặng nề.

Cô được giao quản lý việc kinh doanh của gia đình vào năm 22 tuổi và do thiếu kinh nghiệm, trong vòng 10 năm, công ty của gia đình cô đã bị phá sản sau 300 năm hoạt động. Bản thân cô phải bán cả nhà cửa để trả nợ.

Tuy nhiên, 15 năm sau đó, Fabian Dattner đã có thể ngẩng cao đầu. Phép lạ nào đã có thể giúp được Fabian đạt được điều đó? Sẽ khó tin nếu nói rằng phép lạ đó chính là do cô biết học từ những thất bại của mình, dám bắt đầu lại và tin là mình có thể làm được. Nhưng đó là sự thật !

Theo Fabian, thất bại là động cơ mạnh nhất đẩy chúng ta tiến lên trong quá trình tự điều chỉnh, thay đổi để vươn tới thành công.
************************************

Cuộc sống của mỗi người là cả một kho tàng trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Thành công làm cho chúng ta hài lòng, thất bại làm cho chúng ta đau khổ và thường nhớ về nó nhiều hơn.

Vì vậy, con người thường học được nhiều qua những thất bại hơn là từ thành công. Cho nên, sau khi gặp thất bại, bạn hãy nhìn thẳng vào những đau khổ, những sai lầm của mình và rút ra những bài học để chuẩn bị cho tương lai.

Thất bại trong quá khứ không có nghĩa là bạn sẽ phải thất bại trong tương lai. Và điều đó sẽ tùy thuộc vào chính bạn.

*********************************
Đầu năm 1942, sau khi bất thần tập kích thành công Trân châu cảng, ngày 7 tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật chuyển hướng tấn công sang Philippines, lúc đó đang do quân đội Mỹ chiếm đóng dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas Mc Arthur.

Do phòng bị không chu đáo, quân Mỹ bại trận tháo chạy. Theo lệnh của Tổng thống Roosevelt, Mc Arthur đưa quân về củng cố tại Australia. Là một vi tướng nổi tiếng hiếu thắng, trước thất bại đau đớn này, Mc Arthur đã tuyên bố với binh sĩ của ông : "I shall return (Tôi sẽ trở về)".

Tưởng rằng câu nói "Tôi sẽ trở về" chỉ là một lời nói tự an ủi của vị tướng thất trận, nào ngờ lại trở thành một câu nói thể hiện sự quyết tâm, một lời thề nguyền, một khẩu hiệu tuyên truyền trên khắp mặt trận trong Thế chiến thứ hai.

Được mọi ngườ biết tới như một con người quyết đoán, Mc Arthur đã đem hết tâm quyết ra chuẩn bị mọi thứ để rồi gần 3 năm sau đó, khoảng năm 1944, ông đã đặt chân lên đảo Leyte thực hiện thành công lời thề "Tôi sẽ trở về".

Trích từ "Bí quyết của thành công" - David Niven

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét