Social Icons

Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Bạn muốn được tôn trọng??


Thỉnh thoảng hàng xóm, người bán hàng, hay chồng/ vợ gây cho ta những phiền toái. Dù chúng ta cố hết sức muốn hòa hợp với họ nhưng dường như họ cư xử hết sức vô lý. Mục này chia sẻ với bạn những bí quyết tránh xung đột và kéo mọi người về phía mình. Nếu bạn thích đối đầu thì bỏ qua phần này- hoặc là đọc nhưng làm ngược lại!
Hãy thử tưởng tượng bạn ở trong những tình huống sau:
Bạn đang đẩy xe của mình đến quầy tình tiền của siêu thị thì một bà chen ngang phía trước bạn mà không hề xin phép gì hết. Kết quả là bạn bị chậm mất hai phút. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy bực, nhưng bạn bực vì đã mất hai phút hay là bà ra không để ý?
Bạn đi dự tiệc. Một người bạn biết đã nhiều năm nhưng thấy bạn không hề chào. Bạn có tức không? Tại sao?
Đang ăn món xà lách trong nhà hàng, bạn để ý thấy rìa lá rau đã bị héo. Bạn gọi người bồi bàn đến và anh ta nói: “Cứ bỏ phần héo đi, bà không chết đâu”. Bạn nổi giận có phải vì mất ăn xà lách không?
Không phải “thời gian”hay lời xin lỗi món xà lách làm chúng ta bực mà là cách đối xử của những người đó. VẬY PHẦN LỚN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI TA NỔI GIẬN KHÔNG PHẢI VÌ LÝ DO NGƯỜI TA TƯỞNG. Chúng ta giận khi cảm thấy người khác không quan tâm đến chúng ta. Chúng ta muốn được tôn trọng. MỌI NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC TÔN TRỌNG.
Lắng nghe, thông cảm và tôn trọng
          Chúng ta đều mắc sai lầm như nhau….
Rõ ràng mọi người đều muốn được tôn trọng – và ai cũng biết điều này. Chỉ khi bắt đầu xung đột thì mới có vấn đề. Lúc đó chúng ta kể ra hàng chục lý do vì sao chúng ta làm điều gì đó và quên thực hiện cả sự tôn trọng đối với người kia.
Thử tưởng tượng vợ bạn gọi bạn và nhờ bạn lấy áo quần nhờ giặt ủi trên đường về. Sự thật là:
a) Vợ bạn luôn đi lấy áo quần sau này.
b) Vợ bạn rất dễ giận.
c) Bạn về nhà mà chẳng ghé lấy quần áo về.
d) Vợ bạn giận.
Đừng có ngốc. Vợ bạn quan tâm đến chuyện bạn có để ý không, có muốn giúp cô ta một tay không chứ không phải vì hết quần áo mặc. Vì thế đừng đưa ra hàng loạt lý do như liệt kê dưới đây:
a) “Anh có quá nhiều việc phải lo ngoài mớ quần áo đó!”
b) “Thật là một ngày tồi tệ: Sếp chửi, xe hơi hỏng, khách hàng phàn nàn, chuyện tiền bạc – còn
em thì thì lo đến cái mớ quần áo chết tiệt!”
c) “Anh quên mất là mình phải lấy về”.
d) Anh quên mất là mình đã có gia đình”.
e) “Mẹ kiếp mớ quần áo của em!”
Tất cả những câu nói trên đều có chung một ý nghĩa: “Nhu cầu của tôi cao hơn của em!” Thật là nguy hiểm. Vợ bạn sẽ cho là “anh không làm gì để giúp em cả”, rằng “anh chỉ nghĩ đến bản thân mình” và quan trọng nhất là “ANH KHÔNG THÈM QUAN TÂM”. Rồi thì hai người muốn ly dị, chỉ vì chuyện không đâu với mớ quần áo.
Bạn nói: “Nhưng tôi thật sự bị ông sếp khiển trách”, “đúng là xe bị hư”, “NHỮNG CHUYỆN
ĐÓ LÀ ĐÚNG SỰ THẬT! Tại sao cô ta lại vô lý như thế?”
Họ vô lý vì con người thường không muốn nghe cái gì sai hay đúng – ít nhất là lúc ban đầu. Họ chỉ muốn biết là anh có QUAN TÂM HAY KHÔNG! Họ muốn anh phải thấu cảm. Họ muốn được tôn trọng. Khi họ biết là anh quan tâm thì có thể họ sẽ lắng nghe những cái đúng sự thật, nhưng trước hết anh phải tỏ vẻ quan tâm.
Chẳng hạn bạn hãy nhớ lại về câu chuyện về món xà lách trộn ở nhà hàng. Bạn không muốn biết, không cần nghe người bồi bàn giải thích: “Chúng tôi bận quá nên không làm kỹ hôm nay”, hay “Tệ quá. Bà ăn trúng đĩa rau cuối cùng”. Bạn muốn anh ta thể hiện sự tôn trong: “Thưa bà, tôi hiểu là bà cảm thấy bực bội về chuyện này và tôi cũng cảm thấy vậy. Tôi xin mang cho bà một đĩa xà lách mới có được không ạ?…. Bà còn yêu cầu gì không ạ?” Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều với cách xử lý này phải không?
Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng? Xin hãy nghe vài quy tắc dưới đây:
1. LẮNG NGHE. Không có gì làm cho một người có đầu óc minh mẫn trở nên giận dữ hơn cảm giác bạn đang không lắng nghe họ chăm chú. Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng. Lắng nghe làm cho người khác thấy mình quan trọng. Hãy nhìn vào mắt họ khi họ giải thích cảm xúc của mình.
2. THẤU CẢM. Hãy để cho người đối thoại biết là bạn có thể hiểu được anh ta cảm thấy như thế nào. “Chắc anh cảm thấy khó chịu lắm lần anh yêu cầu tôi giúp đỡ, tôi đã làm anh thất vọng! Có lẽ đối với anh tôi có vẻ không quan tâm”.
2. ĐỒNG CẢM. Nên tạo một nền tảng chung – “Nếu tôi ở trong tình huống đó thì tôi sẽ cảm thấy như anh”, hoặc “tôi không trách là anh giận,  tôi cũng sẽ làm vậy nếu tôi là anh”.
4. “CÒN GÌ NỮA KHÔNG?” Khi họ đã nói rồi thì bạn nên hỏi: “Còn gì bạn muốn cho tôi biết nữa không?” Những người khó chịu sẽ luôn ngạc nhiên và thích thú khi được bạn hỏi như thế. Họ đã quá quen với việc người khác cố gắng làm cho họ im miệng. Khi họ cảm thấy bạn sẵn sàng dành thời gian cho họ, họ sẽ thôi không công kích và tha thứ cho bạn.
5. “BẠN MUỐN TÔI LÀM GÌ?” Khi người ta biết rằng bạn không quan tâm mà bạn hỏi họ: “Bạn muốn tôi làm gì?” Có thể họ sẽ nói: “Anh ra và giải quyết giúp tôi ngay bây giờ” hoặc“tìm một nhà cao tầng và nhảy lầu cho xong”. Tuy nhiên, khi họ biết là bạn quan tâm thì mọi yêu cầu của họ dường như đã được giải quyết. Bạn sẽ nghe họ nói: “Thật ra chuyện đó không quan trọng lắm”, hoặc “Tôi tự nghĩ tôi có thể tự giải quyết”. Hãy thử đi. Tuyệt lắm. Chỉ mới một phút trước họ đòi kiện bạn vì một cái áo sơ mi nhưng chỉ ít phút sau họ sẽ nói: “Quên chuyện đó đi!”
George có một cửa hàng kinh doanh vàng bạc và ngày hôm đó anh ta giao hàng cho một khách hàng, trễ hai ngày kể từ ngày hứa giao. Người mua hàng bừng bừng sẵn sàng nổi đóa: “Thật quá lắm! Anh nói anh sẽ giao cách đây hai ngày mà”.
George không khẩn khoản giải thích như thường lệ mà nói với vẻ đồng tình: “Nếu tôi đặt hàng mà nó đến trễ hai ngày thì tôi cũng giận như ông!” Người kia lập tức dịu xuống. George bảo tôi: “Thật kỳ diệu. Khi tôi không giải thích mà nói cho ông ta biết tôi hiểu thái độ của ông ấy thì lập tức thái độ của ông ta thay đổi. Bỗng nhiên tôi không còn sợ những người khó tính nữa.”
Về lý thuyết thì những nguyên tắc này dễ sử dụng. Bạn nghĩ bạn hiểu được ý nghĩa của phương pháp này nhưng trong thực tế, bạn sẽ dễ vướng vào chuyện giải thích lằng nhằng do áp lực của thói quen.
Đừng làm vậy ít nhất cho đến khi bạn làm cho người đó biết bạn thấu hiểu được tâm trạng của họ
          Vậy khi nào thì nên giải thích?
Đôi khi lý lẽ và những lời giải thích lại có tác dụng, chẳng hạn “Tôi trễ là vì người ta đã ăn cắp xe của tôi”, nhưng nên nói vậy sau khi tỏ ra hiểu được tâm trạng của người khác trước: “Em yêu, chắc là em giận lắm vì anh đến đám cưới trễ 2 tiếng”. Qui tắc ở đây là: HÃY THÔNG CẢM TRƯỚC RỒI GIẢI THÍCH SAU.
ĐÚC KẾT : Khi đối mặt với những người đang giận, NHỮNG LỜI GIẢI THÍCH KHÔNG CÓ HIỆU LỰC BẰNG SỰ QUAN TÂM VÀ TÔN TRỌNG. Chúng ta không nói đến những kỹ thuật ở đây mà là thái độ. LẮNG NGHE, THÔNG CẢM VÀ TÔN TRỌNG thì đến 99% bạn sẽ ít gặp rắc rối hơn.

Nói cho người khác biết cảm giác của bạn


“TÔI BIẾT CHỒNG TÔI CÓ THỂ RẤT TỬ TẾ VÀ DỊU DÀNG – VỚI CON CHÓ TRONG NHÀ THÌ ANH TA NHƯ THẾ”.

Một phụ nữ cô đơn nói như thế với Leo Buscaglia và anh ta trích lại trong bài nói của mình về “Tình yêu”. Nghe thật buồn quá phải không bạn, rằng một người chồng “phải gắn bó với vợ khi giàu có, lúc nghèo khổ, khi sung sướng, lúc lầm than”, lại chỉ tỏ ra âu yếm và dịu dàng với con vật cưng trong nhà?!
Thường thì vấn đề không phải là chúng ta không quan tâm mà là không biết thể hiện sự quan tâm như thế nào. Đôi khi bộc lộ điều đó thật ngượng ngùng và khó chịu vì thế chúng ta trì hoãn và không nói gì cả. Chúng ta tự nhủ: “Một ngày nào đó, ta sẽ nói với mẹ là ta yêu bà rất nhiều!”. Khi chúng ta nói được thì đã quá muộn.
Tôi có một người bạn, Paul, 33 tuổi. Anh ta quyết định nói với cha anh là anh rất yêu thương ông. Paul luôn mẫu thuẫn với bố và câu chuyện của Paul thật cảm động. “Tôi muốn nói với cha tôi là tôi thật sự đánh giá cao những gì ông đã làm cho tôi trong những năm qua.Ông đã dành thời gian đưa đón tôi đến trường, xem tôi chơi bóng đá và làm hai công việc một lúc để nuôi tôi học đại học. Tôi muốn nói với ông là dù cho chuyện gì xảy ra, tôi luôn quan tâm đến ông”.
Nói cho người khác biết cảm giác

“Ông chỉ sống cách tôi 50 dặm nhưng tôi ngại ngùng đến độ không thể nói trực tiếp với ông được. Gọi điện thoại tôi cũng ngại, vì thế tôi quyết định viết thư cho ông. “Bố thân yêu, con biết gần dây cha con ta không hòa thuận lắm, và đã lâu cha con ta không nói chuyện với nhau…” Và tôi tiếp tục nói là dù ông và tôi có những cái khác nhau, tôi luôn yêu thương và ngưỡng mộ ông. Tôi nói tất cả những điều không thể nói khi gặp mặt ông và gởi lá thư đi.
Vài ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại. chính là cha tôi gọi. “Paul, bố đây. Bố mẹ đã nhận được thư của con. Con nói chuyện với mẹ nhé”. Cuộc nói chuyện dù ngắn nhưng là một sự khởi đầu!
Một vài tuần sau, tôi quyết định lái xe đến xem cha tôi chơi gôn ở câu lạc bộ của ông. Ông đã dành nhiều thời gian xem tôi chơi thể thao, vì thế tôi nghĩ tôi muốn xem ông chơi. Sau một hiệp, ông đưa tôi vào căng tin câu lạc bộ và giới thiệu tôi với bạn bè. Ông giới thiệu tôi với người ngồi gần ông nhất và ông này nói: “Paul, anh chính là người đã viết bức thư à!” Người tiếp theo bảo tôi. Rất vui được gặp anh. Chắc anh là người đã viết bức thư!” Anh đoán xem người tiếp theo nói gì nào: “Anh ắc hẳn là đã bức thư đó”. Có 300 người trong câu lạc bộ và dường như ai cũng biết về lá thư tôi gởi cho cha tôi. Như thể ông đã dán nó lên bảng thông báo hay cho đăng nó trong báo của câu lạc bộ! Một ông nói với tôi “tôi sẽ trả bất kỳ giá nào để có một lá thư tương tự của con trai tôi”.
Paul nói: “Bố tôi và tôi bắt đầu đi chơi với nhau vào dịp cuối tuần, đi nghỉ đông, quan hệ của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Tôi đã từng không nói chuyện với ông mà bây giờ mỗi khi gặp ông thì được ông ôm một cái thân thiết”.
Hễ chúng ta biết rõ tình cảm của mình và muốn nói với người khác là chúng ta quan tâm tới họ thì chúng ta phải cố gắng. Phải dũng cảm thì mới có được phần thưởng. Nên bày tỏ tình cảm thật với những người mà chúng ta yêu thương để họ cảm thấy an tâm. Một người hỏi tôi: “khi nào nên nói cho vợ mình biết mình yêu cô ta?” Câu trả lời là: “Trước khi người khác nói điều đó với cô ấy!”
Jim Rohnchir ra: ‘Lời nói không thay thế được hành động, nhung ngược lại cũng đúng. HÀNH ĐỘNG KHÔNG THAY THẾ ĐƯỢC LỜI NÓI “.Frank làm việc 80 giờ một tuần để nuôi gia đình và anh nói: “Họ biết tôi yêu thương họ! Hãy xem tôi làm việc như thế nào! Rõ ràng tôi không cần phải nói cho họ biết!” Có đấy Frank ạ. Nếu anh không nói thì có thể họ sẽ không biết.
May nói: “Mẹ tôi hẳn cũng biết là tôi tôn trọng bà!”. Ừ, có lẽ vậy, nhưng bà có thể không biết. Người ta đâu phải ai cũng đoán giỏi. Nếu bạn cố thể hiện tình cảm với con vật cưng của mình thì với người mình yêu thương cũng phải cố! Phải khen ngợi người khác, vỗ lưng, ôm họ và nói với họ rằng bạn yêu thương họ. Không bao giờ có ai thấy mình đã nhận đủ những điều này. Dù cho các bạn là chồng, vợ, người yêu hay là ai thì điều này cũng hết sức cần thiết.
ĐÚC KẾT: Chúng ta thường nghĩ là người khác biết chúng ta quan tâm, nhưng họ thường không biết. Đôi khi chúng ta quá bận để chứng minh điều này đến nỗi quên mất không nói với họ. Tất cả chúng ta đều muốn được nghe người khác nói họ yêu thương chúng ta.

Con Sẽ Làm Được - Donna M. Genett - Audiobook

Trong cuốn sách Con Sẽ Làm Được, Tiến sĩ Genettt đã áp dụng nguyên tắc tâm lý mầu nhiệm của mình vào việc day dỗ con cái. Cuốn sách là tập hợp những phương pháp hết sức rõ ràng, lôgíc và dễ hiểu mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể áp dụng để xây dựng kỹ năng sống cho con và giúp chúng vững bước vào đời. Với 6 bước đơn giản nhưng hữu ích, bạn sẽ giúp con trẻ gặt hái thành tích cao nhất và tự tin vững bước vào đời.

Những nội dung trong cuốn sách là một chuỗi những suy nghĩ và hành động của một người cha nhằm thúc đẩy sự ham học hỏi, yêu thích lao động cùng những việc làm và suy nghĩ tích cực của các con mình. Đó là bí quyết mà người cha vận dụng và quan sát được từ sự tự tin và thành công ở các con của người anh họ cũng như sự chia sẻ của chính người anh này. Với những kinh nghiệm và phương pháp giáo dục con cái đã học được, người cha trẻ tuổi đó đã khiến gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:

- Các con đạt được nhiều thành công hơn mà không cần phải cố gắng quá sức.

- Bọn trẻ học được sự tự tin vào chính bản thân và biết cách phát huy hết tiềm năng; hiểu và chấp nhận những giới hạn cũng như những quy định mà chúng phải tuân theo.

- Không khí gia đình trở nên thân thiện, ấm áp hơn; các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau nhiều hơn.

- Loại trừ đến mức tối đa sự tranh chấp và xung đột trong gia đình.

Và gia đình bạn cũng vậy, sẽ đạt được những kết quả hằng mong đợi từ những kinh nghiệm được đúc kết qua cuốn sách này.


Mục Lục :

§ Lời tác giả

§ Chương 1 : Anh em Jones và James - Những điểm giống và khác

§ Chương 2 : James kể một câu chuyện

§ Chương 3 : James, Jones và buổi "tập huấn"

§ Chương 4 : Bước thứ ba

§ Chương 5 : James và Joyce xác định quyền hạn

§ Chương 6 : Thiết lập mốc kiểm tra

§ Chương 7 : Buổi tổng kết

§ Chương 8 : Binh đoàn James

§ Tóm tắt

§ Đôi điều về tác giả
Xin mời các bạn download Audiobook (dạng mp3) tại đây :

Phần 1 :  http://www.mediafire.com/?app33lfgvrsmufa

Phần 2 :  http://www.mediafire.com/?bu5spz3v0lwcvff

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở  CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

Check your vocabulary for English for the IELTS examination - Ebook + Audio

Check your vocabulary for English for the IELTS examination giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi IELTS (International English Language Testing System) – một chương trình thi rất uy tín được thiết kế nhằm đánh giá các kỹ năng Anh ngữ của những học viên thuộc những quốc gia không nói tiếng Anh đang tìm cơ hội học tập tại một quốc gia nói tiếng Anh.

Sách cung cấp các tài liệu giúp học và nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh cho mọi học viên Anh văn, đặc biệt là những thí sinh luyện thi IELTS.

Lượng bài tập phong phú, với nhiều hình thức hấp dẫn như chơi chữ hay câu đố giúp người học xây dựng và trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh. Các bài tập bao quát cả ngữ pháp, cách dùng, cũng như ngữ nghĩa, phát âm và cách viết. Từ vựng được giới thiệu từ tổng quát đến cụ thể (bao gồm cả từ vựng trong kinh doanh, truyền thông, giáo dục và du lịch. 


Xin mời các bạn download tại đây :

1. Ebook (dạng pdf)

http://www.mediafire.com/?gf27lxc8rognyga

2. Audiobook (dạng wma)

http://www.mediafire.com/?ws2xrj632xl0ul8

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở  CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

Chú bé chăn cừu

Truyện ngụ ngôn về ngọn nến

Vào một buổi tối mất điện người ta mang nến ra dặt ở giữ phòng và đốt cho nến cháy.Nến lung linh cháy sáng.Nến hân hoan ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đa mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.Mọi người đều trầm trồ:Ồ,nến sáng quá,thật may mắn,nếu không chungd ta sẽ chẳng nhìn thấy gì cả".Nghe thấy vậy nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

            Thế nhưng,những dòng sáp nóng đã bắt đầu tan chảy ra,lăn dài theo chân nến.Nến thấy mình càn lúc càng ngắn lại.Đến khi chỉ còn một nửa,nến giật mình :"Chết mất,ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi.Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?"


            Nghĩ rồi,nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi.một sợi khói mỏng manh bay lên rồi im lìm.Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau:"Nén tắt mất rồi,tối quá,làm sao bây giờ?".Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình.Nhưng bỗng một lời đè nghị:'Nến dễ bị gió thổi tứt lắm,để tôi đi tìm cái đèn dầu".
             Mò mẫm trong bóng tooisits phút,người ta tìm được một chiếc đèn dầu.Đèn dầu được thắp lên,còn ngọn nến đang chay dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.Ngọn nến buồn thiu.Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo,khó có dịp cháy sáng nũa.
             Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người,dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.Bỏi vì nó là ngọn nến.
            Trong tình yêu cũng giông nhu câu chuyên của ngọn nến này vậy!hạnh phuc chỉ thật sự có được khi chúng ta nhận thấy hai tâm hồn luôn cần có nhau,chúng ta không thể ích kỷ khi nghĩ rằng cho đi bao nhiêu thì sẽ phải nhận lại bấy nhiêu.Vì tình yêu chúng ta có thể làm được mọi điêu mà lúc bình thương chúng ta không thể nghĩ tới cho dù sau đó sẽ có nhiều điều không may mắn sẽ đến với bạn!

Truyện ngụ ngôn hiện đại




1. Một con hổ bắt thấy con thỏ, con bò, và con khỉ. Nó muốn ăn thịt mấy con này bèn nghĩ ra 1 cách:

Nó hỏi con thỏ: “miệng tao thơm hay thúi?”.
Thỏ nhanh nhẩu trả lời: “thơm!”.
Con hổ liền nói: “mày nói xạo. Miệng tao toàn ăn thịt sao thơm được.” Thế là nó ăn thịt con thỏ vì tội nói xạo.
Nó hỏi tiếp con bò cũng với câu hỏi đó.
Bò trả lời thiệt tình: “thúi hoắc.”
Hổ liền tức giận: “mày dám chê miệng tao thúi hả.” Rồi ăn thịt luôn con bò luôn.
Sau đó cũng với câu hỏi tương tự cho con khỉ.
Và khỉ trả lời: “hôm nay tui nghĩ ghẹt mũi nên không ngửi được.” Thế là con hổ chả có lý do gì ăn thịt con khỉ cả.
.
Một bài học rút ra: Sống trên đời này, lấu cá quá cũng chết (thỏ). Thật thà quá cũng chết (bò). Chỉ có ai hiểu biết mới sống (khỉ). Đó là quan điểm của ông bà ta.
...

2. Bây giờ chuyển qua con mèo. Mèo bắt được 3 con chuột. Nó cũng muốn ăn thịt nhưng chưa có lý do:

Nó liền hỏi con chuột thứ nhất: “1+1 bằng mấy”. Con chuột này liền trả lời là 2.
Con mèo liền ăn thịt con chuột này với lý do: “mày đã biết quá nhiều”.
Con mèo hỏi tiếp con chuột thứ 2 cũng với câu hỏi “1+1 bằng mấy”. Con chuột này rút kinh nghiệm của đàn anh đi trước nên trả lời là “không biết vì chưa đi học!”.
Con mèo liền ăn thịt và nói: “ngu như vậy thì sống làm gì.”
Nó lại hỏi con chuột thứ 3 y chang câu hỏi cũ.
Con chuột thứ 3 rất khôn ngoan: “ngài muốn bằng mấy thì nó sẽ bằng như vậy”.
Con mèo cũng ăn thịt con chuột này luôn với lời nhận xét: “mày xạo xạo hả. Mày nịnh bợ thấy ghét. Ăn thịt mày luôn”. :))
.
Một bài học rút ra.Cuộc đời chỉ là hên xui. Sống chết đã có số, phấn đấu cũng vậy thôi :D. 10 con chuột nó cũng ăn chứ đừng nói 3 con. 
Đây là quan điểm của thời @

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Học phí tiếp tục tăng cao

Báo Giáo Dục - Các trường ĐH, CĐ vừa công bố học phí mới của năm học 2013 – 2014, nhiều trường có mức học phí khá cao. ĐH Anh Quốc Việt Nam cho biết mức học phí 170 triệu đồng/năm…

Chương trình liên kết, y dược dẫn đầu bảng học phí

Thí sinh nên lựa chọn trường có mức học phí phù hợp
ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP HCM) cho hay, mức học phí chương trình do trường ĐH Quốc tế cấp bằng khoảng 39 triệu đồng/năm. Học phí các chương trình liên kết: Học phí 2 năm đầu tại Việt Nam khoảng 54 triệu đồng/năm. Mức học phí trung bình tại Trường ĐH Kinh tế - Tài chính là 7,4 triệu đồng/tháng (khoảng 74 triệu đồng cho năm học 10 tháng). Riêng với chương trình liên kết nước ngoài, học phí 2 năm học tại trường khoảng 87,6 triệu đồng/năm.

ĐH Hoa Sen, học phí hệ ĐH theo chương trình tiếng Việt là 3,5-3,8 triệu đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế: Thiết kế thời trang từ 4,8 - 4,9 triệu đồng/tháng; Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: 5,7 - 5,8 triệu đồng/tháng. Hệ CĐ học phí từ 3,2 - 3,5 triệu đồng/tháng.

Theo thông báo mức học phí năm 2013 - 2014 của các trường cho thấy, mức học phí ngành Y - Dược cao hơn các ngành khối Kinh tế và Kỹ thuật.

Trường ĐH Tây Đô thông báo mức học phí đối với ngành dược là 18 triệu đồng/học kỳ, ngành điều dưỡng là 10 triệu đồng/học kỳ. Trong khi các ngành khác học phí một học kỳ trung bình từ 5 - 6,5 triệu đồng. Ở hệ CĐ, ngành dược của Trường ĐH Tây Đô thu 11 triệu đồng/học kỳ và 7,5 triệu đồng/học kỳ với ngành điều dưỡng. Các ngành học khác dao động từ 4,5 - 6 triệu đồng/học kỳ.

 ĐH Quốc tế Miền Đông thông báo mức học phí chương trình Quản trị kinh doanh ĐH: 2.720.000 đồng/tháng, CĐ: 2.182.000 đồng/tháng; Chương trình các ngành Kĩ thuật: ĐH 1.819.000 đồng/tháng; CĐ: 1.228.000 đồng/tháng; Chương trình Điều dưỡng, ĐH:1.364.000 đồng/tháng, CĐ:955 nghìn đồng/tháng.

Với mức học phí gần như gấp đôi các ngành khác, Trường ĐH Thành Tây (Hà Nội) thông báo ngành điều dưỡng thu 1,4 triệu đồng/tháng so với 750.000 đồng/tháng đối với các ngành khác. Với hệ CĐ của trường này, riêng ngành điều dưỡng thu 1,2 triệu đồng/tháng, các ngành khác là 600.000 đồng/tháng.

Xếp sau khối ngành y dược về mức học phí là các ngành công nghệ, kiến trúc, xây dựng, thiết kế,… Với mức học phí Trường ĐH Bình Dương công bố, các ngành CNTT, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, kiến trúc, công nghệ sinh học thu 5 triệu đồng/học kỳ. Các ngành còn lại 3,5 triệu đồng/học kỳ.

Các trường đều tăng

Theo mức học phí mới công bố, nhiều trường tăng đáng kể so với năm trước. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tăng khoảng 2 triệu đồng ở bậc ĐH, nâng mức học phí của trường lên 16,4 triệu đồng/năm. Tương tự, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng tăng lên 2 triệu đồng, học phí sẽ là 17,9 triệu đồng/năm (bậc ĐH) và 16,7 triệu đồng/năm (bậc CĐ).

Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn có ngành tăng trên 3 triệu đồng/học kỳ so với năm 2012. Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM từ 15 đến 17 triệu đồng/năm học tùy ngành. Trường ĐH Quang Trung (Bình Định) cũng tăng lên đạt mức 7,5 triệu đồng/năm (bậc ĐH) và 6,5 triệu đồng/năm (bậc CĐ). Với mức này, năm nay học phí của trường tăng từ 100.000 đến 200.000 đồng/học kỳ tùy chương trình và bậc học...

Tuy nhiên lại có một số trường giữ nguyên mức học phí như năm ngoái, đó là: Trường ĐH Chu Văn An (Hưng Yên), ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị, ĐH Hà Hoa Tiên. Thậm chí lại có trường như ĐH Công nghệ Vạn Xuân, Trường ĐH Thăng Long thông báo học phí thấp hơn so với năm 2012.
Và học phí, phụ phí… khủng

Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có những chương trình học phí tới trên 100 triệu đồng/năm học. Cụ thể, học phí một năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt bậc ĐH từ trên 43 đến trên 49 triệu đồng (tùy ngành), bậc CĐ trên 43 triệu đồng; chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh bậc CĐ trên 110 triệu đồng, bậc ĐH từ trên 110 đến 120 triệu đồng.

Tương tự, Trường ĐH Anh quốc Việt Nam từ 170 đến 220 triệu đồng/năm. Mức học phí tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam khoảng trên 169 triệu đồng/năm (bậc CĐ) và trên 169 đến 182 triệu đồng/năm (bậc ĐH). Ngoài ra là những trường Việt Nam nhưng thuộc vào loại học phí cao gồm ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH FPT… Theo đó, trường ĐH FPT 23 triệu đồng/học kỳ (toàn bộ chương trình ĐH 9 học kỳ). Trường ĐH Tân Tạo có mức học phí 62,8 triệu đồng/năm.

Thế nhưng, khi vào năm học, số tiền trên chưa kể các khoản phí khác. Đơn cử sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM đóng tiền học tiếng Anh hơn 8 triệu đồng/cấp độ. Khoản này ở Trường ĐH FPT trên 9 triệu đồng/mức (8 tuần). Mức học phí tiếng Anh dự bị ĐH tại Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam trên 37 triệu đồng/cấp độ (10 tuần). Ngoài ra, trường này còn thu tiền cơ sở vật chất bắt buộc mỗi học kỳ 800.000 đồng (cơ sở Nam Sài Gòn) và 195.000 đồng (cơ sở Hà Nội), chăm sóc y tế 434.000 đồng/học kỳ… Tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, sinh viên phải đóng tiền đồng phục như quần áo thể dục 429.000 đồng. Thậm chí vài năm trước, ĐH Hồng Bàng còn đồng phục cả… mũ bảo hiểm…

Thực tế, những năm trước đây, nhiều thí sinh đã trúng xét tuyển nhưng lại không kham nổi học phí khủng, do vậy ngoài chọn lựa ngành phù hợp cần lưu ý tới mức học phí của từng ngành học vì trong một trường, mức học phí có thể cao thấp khác nhau, tùy theo độ nóng của từng ngành …
                                     Nguồn: Viet Nam Net

nhóm ngành Báo chí - Truyền thông - Luật

Nhóm ngành báo chí – truyền thông trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ nhưng để theo ngành học này thì không hề đơn giản. Ngoài sức học, nghề báo rất khắc nghiệt, đòi hỏi sức chịu đựng cao vì phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, nghề báo cũng đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng. Riêng ngành Luật, nhiều bạn nghĩ học luật ra chỉ làm luật sư là không đúng. Nhu cầu ngành Luật hiện nay là rất lớn…

Nhóm nghề Báo chí - Truyền thông .
  
Truyền thông quốc tế: Đây là ngành đào tạo mới của Học viện Ngoại giao năm 2010. Chương trình học được thiết kế theo mô hình ngành chính - phụ, trong đó ngành chính là truyền thông quốc tế và ngành phụ là quan hệ quốc tế. Ngành quan hệ quốc tế đào tạo sinh viên ra trường làm công tác đối ngoại. Sinh viên được học các kiến thức về công pháp quốc tế, luật pháp quốc tế, kinh tế quốc tế… Các bạn được trang bị các kỹ năng trong công tác đàm phán, bên cạnh đó sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế (khác với tiếng Anh của ngành ngữ văn Anh).

Ngành quan hệ công chúng & truyền thông: Được trang bị những kiến thức về truyền thông (học về lý luận và lịch sử, báo chí, văn hóa xã hội…), kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách thu thập thông tin, cách viết tin, viết bài và các thông cáo báo chí để quảng bá trong công chúng. Bên cạnh đó là các kiến thức về kinh tế học như marketing, quản trị, luật... Vì thế, SV học ngành Báo chí có điều kiện thuận lợi khi làm nghề này. Hiện trường ĐH dân lập Văn Lang, Học viện Báo chí Tuyên truyền: có chương trình đào tạo chính quy ngành Ngành quan hệ công chúng & truyền thông.
 
Sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành học này có thể làm việc ở Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Vụ Báo chí, Trung tâm Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông, cán bộ văn hóa, báo chí tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, có thể làm cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách hoặc tác nghiệp thực tế tại các bộ phận phụ trách thông tin đối ngoại; cán bộ giảng dạy về truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng & Truyền thông, văn hóa đối ngoại; làm việc tại các tòa soạn báo, đài phát thanh, truyền hình... 

Ngành quan hệ công chúng lấy khối C 22 điểm và khối D1: 19 điểm (năm 2009, Học viện Báo chí Tuyên truyền).

Ngành báo chí: Đào tạo cử nhân báo chí nắm vững quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; có khả năng phân tích, bình luận thời sự trong nước và quốc tế, có trình độ lý thuyết và khả năng thực hành nghiệp vụ báo chí, viết các thể loại báo chí: tin, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, nghị luận báo chí…; biết chụp ảnh, ghi âm, sử dụng camera và các loại phương tiện khác.

Sau khi tốt nghiệp. cử nhân báo chí có khả năng làm phóng viên, bình luận viên, biên tập viên ở các báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, thông tấn xã hoặc có thể làm công tác nghiên cứu báo chí, làm công tác truyền thông (PR) ở các cơ quan kinh tế, thương mại, văn hóa, ngoại giao...Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng.

Ngành báo chí trở nên hấp dẫn với nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này thì không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có tỷ lệ chọi cao nhất, điểm chuẩn luôn rất cao (năm vừa rồi điểm chuẩn ngành báo chí là 20). Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi (thi 2 khối C và D).  Ngoài sức học, nghề báo rất khắc nghiệt, đòi hỏi sức chịu đựng cao vì phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó, nghề báo cũng đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.

Trường ĐH Luật TPHCM là trường đơn ngành. Khi trúng tuyển vào trường nghĩa là trúng tuyển vào ngành luật. Luật thương mại, dân sự hay luật hình sự... là các chuyên ngành của ngành luật.. 

Học luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học luật ra chỉ làm luật sư là không đúng. Không phải học luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà có thể công tác trong các ngành khác. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp như: luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự, luật hành chính. Tuyển sinh tất cả các khối: A, C, D1, D3. Điểm chuẩn (2009): Khối A là 17 điểm, C là 18, D1 và D3 là 15,5 điểm, riêng luật Thương mại điểm chuẩn có cao hơn đối với mỗi khối từ 2 đến 3 điểm. 

Ngành quản trị - luật nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh... Ngành Quản trị - Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009).
Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.

Chuyên ngành Luật kinh doanh của ĐH Kinh tế TP. HCM đào tạo Cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. Khối thi: A, D1. Điểm chuẩn năm 2009: 16 điểm cho cả 2 khối A và D1.

Ngành công tác xã hội : nhiều năng động, giàu nhân ái. Chương trình đào tạo của ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thực hành công tác xã hội, giúp sinh viên sau khi ra trường có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như sức khỏe, pháp luật, kinh tế, truyền thông… đồng thời có thể tham gia xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ sở, các chương trình xã hội dưới sự quản lý của Bộ lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy bàn bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, tòa án, trường học, bệnh viện v.v… Ngoài ra, có thể tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu xã hội, cải tiến dân sinh, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm tư vấn, trung tâm giáo dưỡng, các tổ chức đoàn thể... Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấn thân, kỹ năng và vốn sống...
Khối thi: A, C, D1. Điểm chuẩn năm 2009: bậc ĐH là 13 – 15 điểm (ĐH KHXH & NV Tp HCM); bậc CĐ là 11 điểm cho khối C và D1 (trường ĐH Mở Tp HCM).  

Không cấm các trường ngoài công lập mở ngành Luật, Sư phạm, Báo chí. 

“Không có quy định nào hạn chế việc mở ngành đào tạo báo chí, luật và sư phạm đối với các trường ngoài công lập”. Giải thích về việc này, Bộ GD-ĐT cho biết đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc do lỗi “mang tính kỹ thuật chứ không phải chủ trương của bộ”. Vì vậy, các trường ĐH ngoài công lập mở các ngành đào tạo sư phạm, luật và báo chí sẽ vẫn phù hợp với Luật giáo dục và các quy định hiện hành về quản lý giáo dục giữa các trường công và trường tư. Mặt khác, trừ ngành sư phạm, trên thực tế nhiều trường ngoài công lập cũng đã và đang đào tạo các ngành Báo chí – Truyền thông – Luật.

                           Chí Thông tổng hợp/(Hieuhoc.com).

Ngành Luật kinh tế, Luật Thương Mại và Luật thương mại quốc tế

Ngành Luật Thương Mại (ĐH Luật TPHCM) và Luật thương mại quốc tế (Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM) có gì khác nhau ? Đào tạo trong bao nhiêu năm ? Để có chứng chỉ hành nghề Luật sư thì phải học tiếp những gì ? Ở đâu ? Ngành Luật có trường nào đào tạo văn bằng 2 hay không ? Đứa em vẫn đang học khối Kỹ Thuật, tính thi Luật dạng Văn Bằng 2, hay vừa học vừa làm hoặc từ xa để có bằng Cử Nhân Luật có được không? - (Hoa Quynh/Diễn đàn Hieuhoc.com)   
 
ĐH Luật TPHCM: Ngành Luật Thương Mại
 
Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường… Mục tiêu của ngành Luật Thương mại trường ĐH Luật là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật bước đầu có định hướng chuyên sâu và rèn luyện kỹ năng thực hành để sinh viên ra trường có thể giải quyết một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.
Chương trình đào tạo Cử nhân của Trường ĐH Luật TP.HCM kéo dài trong thời gian 4 năm (8 học kỳ) với tổng số đơn vị học trình là 190 (mỗi đơn vị học trình bằng 15 tiết học), trong đó có 60 đơn vị học trình thuộc các môn cơ bản và 130 đơn vị học trình thuộc các môn học chuyên ngành, thực tập cuối khóa và thi tốt nghiệp

Chương trình cung cấp sinh viên kiến thức lý luận chuyên sâu về pháp luật nói chung và lĩnh vực luật thương mại nói riêng. Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư…Hoặc làm chuyên viên ở các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.
 
 
Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM): Ngành Luật kinh tế (Quản trị - luật)

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh...

Kể từ năm 2011, trường Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thay đổi tên gọi ngành đào tạo và thông báo tuyển sinh theo đúng tên ngành quy định là Luật kinh tế. Sinh viên ra trường được cấp bằng tốt nghiệp ngành chính là Luật kinh tế, những chuyên ngành Tài chính-ngân hàng-chứng khoán, hoặc Kinh doanh, Thương mại quốc tế… chỉ được ghi vào bảng điểm học tập của sinh viên. Trước đây ngành học Quản trị luật tại Trường ĐH Luật TP.HCM được thiết kế đào tạo trong năm năm với hai khối lượng kiến thức song hành, vừa quản trị kinh doanh vừa luật. Đến nay, theo quy định mới của Bộ GD&ĐT thì ngành học này bị buộc vào khung chương trình đào tạo gói gọn trong bốn năm và chương trình đào tạo sẽ được thiết kế lại theo ngành Quản trị kinh doanh nhưng chuyên ngành Quản trị-luật.

Trong thiết kế chương trình đào tạo của Trường ĐH kinh tế - Luật TP.HCM, khi học xong chương trình này sẽ hoàn tất được 18 tín chỉ về chương trình luật. Nếu học văn bằng hai chính quy của trường về ngành luật sẽ được miễn những môn đã học, tốt nghiệp sẽ được cấp hai bằng cử nhân chính quy là Quản trị kinh doanh và Luật.
 
Ngành Luật kinh doanh 
 
Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam. Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Luật kinh doanh có thể trở thành chuyên viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, trong bộ máy quản lý nhà nước ; có thể làm tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh doanh; họ cũng có thể trở thành các chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư,.... Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy & nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực Luật học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
 
Ngành Luật thương mại quốc tế
 
Ðào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật. Ngành Thương mại quốc tế (Ngoại thương) từ truớc đến nay vẫn là ngành có nhu cầu lớn ở tất cả các doanh nghiệp, nhưng điểm chuẩn vào các trường ĐH rất cao.
 
 
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư:

-Có bằng tốt nghiệp đại học Luật
-Là thành viên của đoàn luật sư
-Đã hoàn thành các kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
-Hoặc là người có nhiều kinh nghiệm trong hành nghề luật (đã làm thẩm phán được 10 năm; đã có ít nhất 15 năm hoạt động với tư cách chuyên gia pháp lý, nhà nghiên cứu pháp lý; giảng viên luật; điều tra viên, công chứng viên; thanh tra,… );
-Được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
 
 
Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an (hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an). Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi học ngành luật, thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật hình sự… Nhiều trường đào tạo cử nhân Luật có đào tạo văn bằng 2 (học văn bằng 1 khối nào thì cũng có thể dự thi văn bằng 2), hoặc học theo hệ vừa học vừa làm như: ĐH Luật Hà nội ; Đại học Ngoại Thương TP.Hồ Chí Minh ; Viện đại học Mở Hà Nội …
 
Chúc bạn thành công. 

                                          Gia kỳ (Hieuhoc.com)

“Bài toán cuộc đời đâu chỉ một lời giải...”

“Bài toán cuộc đời đâu chỉ một lời giải...” 

Đó là những điều mà chị Lê Diệp Kiều Trang - giám đốc chiến lược Công ty Misfit Wearables - chia sẻ với các sĩ tử sắp thi ĐH từ chính những trải nghiệm của mình...
 
 Mỗi lần đứng trước những “bài toán” đa nghiệm của cuộc sống, Lê Diệp Kiều Trang đều chọn hướng đi mà bản thân thấy tự tin và yêu thích nhất - Ảnh: T.T.D. 

Tôi nghiệm ra rằng thế giới luôn đa sắc, cuộc sống không đơn giản như trường học, nơi mà điểm 10 thường chỉ dành cho đáp số đúng duy nhất. Vậy nên các bạn trẻ đừng ngần ngại tự vạch ra lộ trình cho chính mình. 

“... Những ngày còn đi học, tôi ngại nhất là những bài toán có đáp án vô số nghiệm. Không hẳn vì nó khó mà vì tôi không tin là mình đã tìm được đáp số của phương trình.
Điều tương tự cũng sẽ diễn ra khi chúng ta bước vào đời - nơi cuộc sống là một chuỗi những phương trình vô số nghiệm...

Mùa hè năm tốt nghiệp thạc sĩ Oxford, tôi tiếp tục được trường cấp học bổng tiến sĩ. Bên cạnh niềm hạnh phúc và hãnh diện đạt được ngưỡng thành công nhất định trong học tập, trong tôi lại trỗi dậy câu hỏi về niềm vui thật sự và sự đánh đổi. Các anh chị đang làm tiến sĩ ở trường đều động viên tôi cố lên vì đã gần cán đích. Có người phải dừng lại mọi việc, gửi con cho ông bà để thực hiện ước mơ tiến sĩ nên không muốn tôi bỏ lỡ cơ hội này, nhất là khi tôi vẫn còn độc thân.

Tôi lại nghĩ khác. Hoàn thành bằng tiến sĩ, rồi sẽ có những chương trình trên tiến sĩ hoặc một vị trí nhất định ở London chờ tôi. Ước mơ được sống gần gũi với gia đình, có một cuộc sống cân bằng hơn giữa công việc và hạnh phúc của riêng mình sẽ trôi về đâu? Tôi chơi vơi giữa bài toán “vô số nghiệm” này.

Tháng 9 quay lại trường, tôi quyết định nộp đơn xin... thôi học. Đọc trong mắt của vị giáo sư phụ trách, tôi thấy đằng sau cái gật đầu là sự bất ngờ và có cả phần thất vọng.
Còn tôi, tôi tin mình đã quyết định đúng. Tôi nhận ra niềm đam mê thật sự của mình là kinh doanh, hoạt động xã hội chứ không phải miệt mài học tập...

Cũng đã gần tám năm từ quyết định ấy, cuộc sống diễn ra không thật sự giống với những gì tôi mường tượng. Nhưng những va vấp trong cuộc sống giúp tôi hiểu rằng điều tôi có được ngày hôm nay còn đẹp hơn những gì tôi từng mong ước, không phải vì nó tốt hơn mà vì nó là thành quả xứng đáng của hành trình tự đi tìm lộ trình cho đời mình và chịu trách nhiệm về chính mình.

Câu chuyện tuổi 20 của tôi có lẽ cũng chẳng quá “điên rồ” hay “nổi loạn”. Tôi chọn được trở về nhà. Nhưng đối với riêng tôi, đó là cả một sự nỗ lực lớn, bứt phá thoát ra khỏi quỹ đạo, kỳ vọng được vạch sẵn, dẫu lắm lúc phải loay hoay, mệt mỏi.

Ở tuổi 20, lợi thế của các bạn là không bao giờ có thất bại, vì ngay cả những vấp ngã cũng sẽ là bài học quý giá, là một phần kinh nghiệm định hình những bước đi vững vàng hơn trong tương lai. Ở tuổi 20, các bạn chỉ thất bại khi sống thụ động, không can đảm tìm tòi cuộc sống quanh mình, để mặc tuổi trẻ trôi qua vô ích. Vậy nên hãy trải nghiệm, vì chính sự trải nghiệm mới hình thành tính cách, bản lĩnh của bạn, và nhất là vì mỗi người trong chúng ta chỉ có một lần đi qua tuổi 20...”.

                                               CÔNG NHẬT